Đối tác - khách hàng

Giới thiệu

1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNHCông ty TNHH Hàng Hải PHC và Công ty TNHH Vận Tải Biển PHC được thành lập dựa trên cơ sở nền tảng, kinh ngiệm quản lý khai thác tàu đã tích lũy và phát triển từ mô hình quản lý khai thác kinh doanh vận tải...
Đọc thêm...

Ảnh vệ tinh

Liên kết Website

Như chúng ta đều biết, biển Đông là một biển lớn trên thế giới, được bao quanh bởi 9 quốc gia và một vùng lãnh thổ với trên 300 triệu người có sinh kế phụ thuộc vào nguồn tài nguyên biển. Biển Đông vừa là nơi giàu có, đa dạng và phong phú về nguồn tài nguyên thiên nhiên, vừa là khu vực biển chịu nhiều thảm hoạ thiên tai, chứa đựng nhiều lợi ích và tham vọng phát triển đan xen của các quốc gia trong và ngoài khu vực. Biển Đông chiếm vị trí địa -kinh tế địa -chính trị đặc biệt quan trọng xét từ góc độ khu vực và thế giới với tuyến hàng hải nhộn nhịp từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương - một khu vực phát triển kinh tế năng động ở thế kỷ 21. Vì thế, từ lâu, khu vực biển này là yếu tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển không chỉ của các nước quanh biển Đông mà còn cả một số cường quốc đại dương ngoài khu vực.

Hệ thống cảng biển Hải Phòng được nâng cấp, mở rộng, khẳng định vai trò “cầu nối” quan trọng giữa các tỉnh phía Bắc với các nước trên thế giới.                   

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, kinh tế thế giới đang bước vào một giai đoạn phát triển với các thách thức mới: khan hiếm nguyên nhiên liệu, biến đổi khí hậu, an sinh xã hội bị đe doạ, cạnh tranh thị trường, tranh chấp lãnh thổ và xung đột quốc gia thường xuyên và gay gắt hơn bao giờ hết. Một thế giới biến đổi như vậy đòi hỏi cộng đồng thế giới và các quốc gia phải thay đổi tư duy phát triển và công nghệ để giải quyết những thách thức trên.
Việt Nam có vùng biển rộng trên 1 triệu km2, lớn gấp 3 lần diện tích đất liền; nằm trong số 10 nước trên thế giới có chỉ số cao nhất về chiều dài bờ biển với 3.260km trên cả 3 hướng Đông, Nam và Tây Nam, trung bình khoảng 100 km2 đất liền có 1km bờ biển (cao gấp 6 lần của thế giới); với trên 30 cảng biển, 114 cửa sông, 47 vũng, vịnh và khoảng 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ. Trên vùng biển nước ta có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, có khoảng 20 kiểu loạì hệ sinh thái điển hình và trên 100 điểm khoáng sản đã được phát hiện... Điều này tạo nên nét đặc trưng về cảnh quan thiên nhiên và nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng với trữ lượng và quy mô thuộc loại khá lớn, cho phép phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế biển quan trọng như: cảng biển, thủy sản, dầu khí, khai khoáng, du lịch và nhiều lĩnh vực dịch vụ đi kèm.
Vịnh Bắc Bộ, một trong những vịnh lớn ở Đông Nam Á và thế giới, có diện tích khoảng 126.250 km2 (36.000 hải lý vuông). Phần vịnh Bắc Bộ phía Việt Nam có chiều dài bờ biển khoảng 763 km với khoảng 2.300 đảo, đá ven bờ, đặc biệt có đảo Bạch Long Vĩ nằm cách đất liền Việt Nam khoảng 110km, cách đảo Hài Nam khoảng 130 km. Dọc bờ Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam có 43 huyện, thị xã ven biển, trong đó có 5 huyện đảo.
Hải Phòng là một trong 28 tỉnh, thành phố ven biển ở nước ta và và một trong 10 tỉnh, thành phố nằm ven bờ Tây Bắc vịnh Bắc Bộ. Thành phố Hải Phòng có khoảng 125 km chiều dài đường bờ biển và trên 100.000 km2 thềm lục địa. Nếu chỉ tính vùng biển có độ sâu nhỏ hơn 20m, vùng biển Hải Phòng có diện tích khoảng 4.000 km2, gấp 2,6 lần diện tích đất liền của thành phố. Hải Phòng có khoảng 700 đảo, đá ven bờ, chiếm khoảng 5,4% diện tích, đặc biệt có đảo Bạch Long Vĩ nằm ở trung tâm vịnh Bắc Bộ, cách đất liền Việt Nam khoảng 110km và cách đảo Hải Nam khoảng 130 km. Điều này tạo cho Hải Phòng các lợi thế trong phát triển kinh tế biển, chủ yếu là ngành cảng-hàng hải, du lịch biển, thủy sản, dầu khí và các dịch vụ kinh tế biển.
Nhìn lại lịch sử phát triển trên 100 năm có thể nói, nhịp độ đô thị hóa thành phố Hải Phòng gắn liền với những bước thăng trầm của Cảng Hảí Phòng ra đời từ bến nhỏ Ninh Hải trước đây và kinh tế biển của thành phố sau này. Nó chứng tỏ "tính biển" của vùng đất Hải Phòng và vị trí cực phát triển gắn với mô hình “cảng biển - đô thị - biển, đảo” trong bình đồ không gian phát triển kinh tế thành phố. Với vị trí cửa ngõ và vai trò cầu nối cực kỳ quan trọng, thành phố Hải Phòng có điều kiện rất thuận lợi để giao lưu liên kết, hội nhập và hợp tác kinh tế với thế giới bên ngoài, đặc biệt là với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (khu vực có nền kinh tế năng động và có một số trung tâm kinh tế lớn của thế giới). Đồng thời, Hải Phòng đã phát huy tác động lan tỏa và mở rộng bán kính ảnh hưởng ra các tỉnh ở miền Bắc nước ta và khu vực vịnh Bắc Bộ thông qua hệ thống mạng lưới giao thông khá đồng bộ: quốc lộ số 5 và 10, đường sắt, đường không và các tuyến đường biển. Thành phố Hải Phòng xứng đáng là cửa mở ra biển chủ yếu của hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, đồng thời là cực tăng trưởng quan trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vị trí hỗ trợ đắc lực cho Thủ đô Hà Nội.
    Có thể nói, vùng biển Hải Phòng đóng vai trò là chiếc “cầu nối” cực kỳ quan trọng, là điều kiện rất thuận lợi để giao lưu kinh tế, hội nhập và hợp tác giữa các tỉnh miền Bắc với các nước trên thế giới, đặc biệt là với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Biển và vùng ven biển thành phố là cửa mở lớn, là “mặt tiền” quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thông ra Thái Bình Dương và mở cửa mạnh mẽ ra nước ngoài.

Lịch sử đã chứng minh biển, vùng ven biển và hải đảo gắn bó mật thiết và ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của mọi miền đất nước, đặc biệt trong bối cảnh của biển Đông hiện nay. Các thế hệ người Việt đã gắn bó với biển và có sinh kế phụ thuộc vào biển cả, đặc biệt đối với người dân sống ở l45 huyện ven biển và hải đảo (chiếm 17% tổng diện tích và khoảng trên 28% dân số cả nước).
Thế kỷ 21 là thế kỷ của biển và đại dương, trong bối cảnh thế giới tiến ra biển với các chiến lược biển quốc gia đầy tham vọng và trong xu thế thế giới đang “lấy đại dương nuôi đất liền”, việc nhận diện một “Việt Nam biển” và vị trí của nó đối với chiến lược phát triển đất nước là một cách nhìn mới và thực tế về diện mạo kinh tế Việt Nam. Biển phải trở thành một trong những yếu tố trọng tâm của nền kinh tế quốc dân và trong việc lựa chọn con đường đi tới của dân tộc ta.
Nhận thức rõ vị trí chiến lược của biển, hải đảo đối với kinh tế và an ninh quốc phòng, Đảng ta đã sớm có những chủ trương, chính sách đúng đắn và nhất quán qua các thời kỳ về vấn đề này. Tiếp sau Hiến pháp nước ta năm 1992 sửa đổi (điều 1) khẳng định chủ quyền và quyền chủ quyền của nước ta trên biển, ngày 6 tháng 5 năm 1993, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 03 về đẩy mạnh phát triền kinh tế biển. Nghị quyết này chỉ rõ: “Vị trí và đặc điểm địa lý của nước ta cùng với bối cảnh phức tạp trong vùng vừa tạo điều kiện, vừa đòi hỏi chúng ta phải đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đi đôi với tăng cường bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái biển. Phấn đấu trở thành một nước mạnh về kinh tế biển”. Ban chấp hành Trung ương có Chỉ thị số 20 ngày 22-9-1997 về đầy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ý chí chính trị đó tiếp tục được cụ thể hoá trong Nghị quyết của các Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 9 và 10.
Đặc biệt, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 4 (khoá 10) năm 2007 đã thông qua Nghị quyết số 09 / về ban hành Chiến lược biến Việt Nam đến năm 2020. Trong đó, xác định một trong những mục tiêu quan trọng là đến năm 2020 “phấn đấu đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển và làm giàu từ biển”. Chiến lược cũng đã đề ra hàng loạt phương hướng, nhiệm vụ cơ bản và giải pháp chủ yếu để Việt Nam tiến xa hơn ra biển và đại dương. Để làm được điều này, chúng ta phải: ưu tiên xây dựng và phát triển một nền khoa học - công nghệ biển tiên tiến nhằm phát triển một nền kinh tế biển hiệu quả và bền vững; biển nước ta phải được quản lý tổng hợp và thống nhất về mặt nhà nước; giữ vững hoà bình và ổn định vùng biển, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng biển của Tổ quốc.
Như vậy, quan điểm về phát triển kinh tế biển, quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo đã trở thành một chủ trương lớn, nhất quán trong lãnh đạo điều hành tiến trình phát triển kinh tế biển, hải đảo hiệu quả và bền vững trong thời gian qua cũng như trong thời gian tới.

Để cụ thể hóa các Nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế biển, Ban Thường vụ Thành uỷ Hải Phòng đã xây dựng Nghị quyết số 27 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 09 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 10, trong đó xác định 5 trụ cột cơ bản trong phát triển kinh tế biển của thành phố, đó là: (i) Hệ thống cảng, dịch vụ cảng và vận tải biển; (ii) Công nghiệp biển, các khu kính tế, khu công nghiệp ven biển; (iii) Kinh tế thủy sản; (iv) Du lịch biển; (v) Khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực biển.
Trong 10 năm gần đây, dải ven biển Hải Phòng đóng góp khoảng 30% vào GDP toàn thành phố. Cảng Hải Phòng được xếp vào nhóm các cảng quan trọng nhất trong 536 cảng biển của khu vực Đông Nam Á, đang từng bước khẳng định vị thế là một thương cảng lớn có công nghệ xếp dỡ hiện đại tiên tiến hàng đầu khu vực.
Cùng với sự tăng trường kinh tế của khu vực phía Bắc, khối lượng hàng hóa thông qua cảng 10 năm qua tăng gần 5 lần (từ 7, 65 triệu tấn vào năm 2000 lên 38 triệu tấn vào năm 2010). Thu hải quan, trong đó chủ yếu là thu từ thuế xuất nhập khẩu qua cảng Hảì Phòng tăng gấp hơn 10 lần (từ 3.672 tỷ đồng năm 2000 lên 38.000 tỷ đồng năm 2010).
Ngành công nghiệp đóng, sửa chữa tàu thủy phương tiện nổi đã có bước phát triển mạnh, hạ thủy thành công nhiều tàu có trọng tải lớn như tàu hàng 56.200 DWT, tàu dầu 13.500 DWT, tàu container l.700 TEU và kho nổi chứa dầu 150.000 DWT. Đội tàu biển của thành phố hiện có khoảng 500 tàu với tổng trọng tải gần 1,4 triệu DWT, vận tải biển của thành phố chiếm gần 50% về phương tiện và trên 40% về khối lượng hàng hóa vận tải của cả nước.
Doanh thu du lịch biển chiếm hơn 42% doanh thu của toàn ngành du lịch. Sản lượng thuỷ sản năm 2010 ước đạt gần 91.000 tấn.
Khu kinh tế ven biển Đình Vũ, Cát Hải đang được tập trung xây dựng để trở thành một trong những trung tâm kinh tế giao thương quốc tế hiện đại, một trung tâm kinh tế biển đa ngành đa lĩnh vực của Vùng duyên hải Bắc Bộ và cả nước, là cửa mở ra biển chủ yếu của hai hành lang, một vành đai kinh tế.
 
3. Những yếu tố tác động đến kinh tế biển Hải Phòng

Một là, tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực vịnh Bắc bộ:- Xu thế hợp tác quốc tế về phát triển kinh tế biển và chủ trương xây dựng hai hành lang, một vành đai kinh tế biển giữa Việt Nam và Trung Quốc là cơ hội cho sự phát triển kinh tế biển Hải Phòng. Điều này được thể hiện rõ ở một số nội dung chủ yếu sau đây: (i) Hợp tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; (ii) Hợp tác phát triển du lịch, hình thành các tua du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch mới độc đáo của từng địa phương; (iii) Hợp tác phát triển công nghiệp thuỷ sản; (iv) Hợp tác văn hoá, khoa học công nghệ và môi trường; (v) hợp tác phát triển thương mại, cửa khẩu.
- Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá trong vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc là căn cứ pháp lý quan trọng để phát triển, mở rộng các ngành kinh tế biển, đẩy mạnh hợp tác trên biển giữa Việt Nam nói chung Hải Phòng nói riêng với Trung Quốc và các nước khác. Đây cũng là nền tảng pháp lý để quản lý khu vực biên giới trên biển. Tuy nhiên thời gian qua, hoạt động đánh bắt hải sản của ngư dân Việt Nam nói chung, Hải Phòng nói riêng trong vùng biển của Việt Nam có lúc, có nơi vẫn bị cản trở. Chính điều này đã có những tác động tiêu cực nhất định tới phát triển kinh tế.
Hai là, tác động từ xu thế phát triển và vị trí địa lý của Hải Phòng:- Xu thế vươn ra biển hiện nay có tác động tích cực đến phát triển kinh tế biển Hải Phòng. Hải Phòng xác định vươn ra biển trước hết ở các dải ven biển, lấy thành phố biển làm trọng tâm. Hiện nay, ở Hải Phòng ngoài Khu Kinh tế Đình Vũ - Cát Hải với các khu công nghiệp, đô thị dịch vụ cảng phát triển ra phía biển (như Nam Đình Vũ, Nam Tràng Cát) còn có khu lấn biển Vinh Quang- Tiên Lãng với diện tích 5200 ha đủ điều kiện để quy hoạch sân bay quốc tế. Đây là khu vực có ưu điểm với quỹ đất lớn, ít dân cư, điều kiện thời tiết khí hậu, tĩnh không tiếp cận không bị ảnh hưởng bởi địa hình, địa vật xung quanh, vị trí kết nối giao thông thuận lợi với đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường ô tô cao tốc ven biển và cảng biển...
     Vùng biển và ven biển của Hải Phòng do thuận lợi về vị trí địa lý nên có tác động tích cực tới giao lưu quốc tế và trong nước; có tiềm năng xây dựng nhiều cảng biển và phát triển các dịch vụ hàng hải; có tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi cho phát triển nhiều ngành kinh tế biển.
Ba là, tác động từ nội tại quá trình phát triển kinh tế biển của Việt Nam và Hải Phòng:Hải Phòng cũng đang và sẽ phải đối mặt với những thách thức từ chính quá trình phát triển kinh tế biển. Trước hết, ở nước ta chưa có quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế biển cả nước (hoặc quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng biển, hải đảo cấp quốc gia, see use planning). Thiếu bình đồ không gian kinh tế biển - ven biển đã dẫn đến tình trạng xây dựng các công trình, các cảng biển khu kinh tế, khu công nghiệp tràn lan gây lãng phí nguồn lực, giảm hiệu quả đầu tư. Một số quy hoạch kinh tế biển tuy đã được phê duyệt nhưng còn nhiều bất cập, cần phải điều chỉnh, chẳng hạn như quy hoạch Vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ được phê duyệt tại quyết định 34/2009/QĐ-TTg mới chỉ đề cập đến tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng là 2 trong số 10 tỉnh, thành phố của nước ta nằm bên bờ vịnh Bắc Bộ. Hầu hết quy hoạch có liên quan đến kinh tế biển được phê duyệt mới chỉ quan tâm đến quy hoạch khu vực trong đất liền, chưa chú ý đến quy hoạch không gian biển, trong khi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong Chiến lược vươn ra biển của đất nước.
Kết cấu hạ tầng các vùng biển, ven biển và hải đảo còn nhiều yếu kém, lạc hậu; thiếu hệ thống đường bộ cao tốc chạy dọc ven biển, nối liền và phát huy vai trò của các thành phố, các khu kinh tế khu công nghiệp ven biển thành một chuỗi kinh tế “hướng biển” liên hoàn. Hệ thống cảng biển, sân bay ven biển còn nhỏ bé, manh mún, thiết bị nhìn chung còn lạc hậu và chưa đồng bộ nên hiệu quả khai thác thấp. Đối với Hải phòng, hệ thống giao thông đường bộ các thành phố chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và đang là những tắc nghẽn lớn đối với sự phát triển của thành phố, làm tăng chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, kéo dài thời gian và đôi khi làm nản lòng nhà đầu tư. Chỉ tính riêng hệ thống cảng biển trên địa bàn thành phố, khối lượng hàng hóa thông qua cảng thực tế năm 2010 đạt gần 40 triệu tấn, lớn gấp 5 lần so với quy hoạch được duyệt, vượt xa mọi dự báo, và để giải phóng khối lượng hàng hóa khổng lồ đó, mỗi ngày hệ thống hạ tầng giao thông phải mang trên mình khoảng 14-16 nghìn lượt xe tải các loại.
Quy mô kinh tế biển còn nhỏ bé, trong khi đầu tư cho một “đơn vị biển” phải rất lớn mới có tác động dài hạn. Theo tính toán năm 2005, tổng sản lượng kinh tế biển của Việt Nam chỉ đạt khoảng hơn 10 tỷ USD trong tổng giá trị sản lượng kinh tế biển của toàn thế giới ước đạt 1.300 tỷ USD, trong đó, Nhật Bản  468 tỷ USD, Hàn Quốc 33 tỷ USD. So với các nước khác và thế giới, năng lực khai thác biển của Việt Nam còn ở mức rất thấp và kỹ thuật khai thác lạc hậu, chỉ bằng 1/7 của Hàn Quốc, 1/20 của Trung Quốc, 1/94 của Nhật Bản và 1/260 của thế giới. Các ngành kinh tế có liên quan trực tiếp tới khai thác biển như đóng và sửa chữa tàu biển, chế biến dầu khí, chế biến hải sản bước đầu đã phát triển nhưng quy mô còn rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 2% kinh tế biển và 0,4% tổng GDP.
Phát triển các lĩnh vực kinh tế biển hầu hết đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao, có tri thức về khoa học, công nghệ. Nhưng nguồn nhân lực về kinh tế biển nước ta nhìn chung còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và kinh nghiệm quản lý. Cơ sở đào tạo và nguồn nhân lực để phát triển dịch vụ logistics hầu như chưa có. Công tác nghiên cứu khoa học – công nghệ biển còn hạn chế. Hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học – công nghệ biển còn nhỏ bé, trang bị thô sơ. Những ngành có lợi thế cạnh tranh trong tương lai như thăm dò, khai thác tài nguyên đáy biển, dầu khí, điện sức gió, năng lượng mặt trời, năng lượng biển, kinh tế sinh thái (câu cá giải trí, đánh cá giải trí, du lịch lặn,…), chưa được đầu tư nghiên cứu và phát triển thỏa đáng.

Dự thảo nghị quyết Đại hội Đảng đề ra mục tiêu phát triển kinh tế ven biển, biển và hải đảo theo định hướng chiến lược biển đến năm 2010 là: “Xây dựng hợp lý hệ thống cảng biển, các khu công nghiệp, khu kinh tế, đô thị ven biển gắn với phát triển công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, khai thác, chế biến dầu khí, vận tải biển, du lịch biển. Phát triển mạnh kinh tế đảo, khai thác hải sản xa bờ gắn với tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và giữ vững chủ quyền vùng biển quốc gia. Đẩy mạnh việc điều tra cơ bản đối với một số loại tài nguyên biển quan trọng”.
       Mục tiêu tổng quát trên thể hiện tư tưởng chỉ đạo và ý chí chính trị của Đảng và Nhà nước ta đối với các vấn đề kinh tế, xã hội, quản lý, quốc phòng –an ninh, khoa học –công nghệ, phát triển bền vững… về biển và hải đảo của đất nước trong thời gian tới. Sự phát triển như vậy phải dựa trên thế mạnh, tính đặc thù và việc phát huy lợi thế của biển nước ta trong bối cảnh cụ thể của khu vực biển Đông cũng như việc bảo đảm lợi ích quốc gia trong quá trình hội nhập.
     Để thực thiện thắng lợi mục tiêu mà Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và Dự thảo nghị quyết Đại hội Đảng đã đề ra, thành phố Hải Phòng xin đề xuất một số giải pháp cụ thể sau đây:
Một là, xác định vị trí pháp lý của quy hoạch sử dụng biển đảo trong hệ thống quy hoạch chung của quốc gia, tương tự như “Quy hoạch sử dụng đất” trên đất liền     Triển khai quy hoạch sử dụng biển và hải đảo đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Quy hoạch này phải đi trước một bước với cách tiếp cận tổng hợp, liên ngành; quy hoạch sử dụng và quản lý không gian biển vùng ven biển trong sức chống chịu của các hệ sinh thái và áp dụng bộ chỉ số theo quy chuẩn quốc tế.
Trong quy hoạch tổng thề cần lựa chọn những ngành có hiệu quả kinh tế- xã hội cao và ít tác động đến môi trường; tính toán từ ban đầu việc giải bài toán tổng thể để tránh làm nảy sinh mâu thuẫn lợi ích trong phát triển. Bên cạnh đó, cần có một chiến lược toàn diện về tài nguyên và môi trường biển làm nền tảng cho phát triển kinh tê biển bền vững.
Rà soát quy hoạch Vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ, bảo đảm quy hoạch cho cả 10 tỉnh, thành phố ven vịnh, đặt trong mối tương quan chung trong phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, hợp tác kinh tế “Hai hành lang, một vành đai” Việt Nam - Trung Quốc và thực hiện Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ, Hiệp định hợp tác nghề cá Việt Nam - Trung Quốc; đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch mới như quy hoạch hành lang Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh... nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế biển.
Hai là, đẩy mạnh công tác điều tra, khảo sát, nghiên cứu, xác lập và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về tài nguyên và môi trường biển để cung cấp kịp thời các luận cứ khoa học phục vụ công tác quy hoạch và hoạch định chính sách, pháp luật quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo.Đối với Hải Phòng kết quả như vậy sẽ giúp bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái biển, các khu bảo tồn và dự trữ thiên nhiên đã được quốc tế và quốc gia công nhận. Bố trí không gian phát triển các vùng biển, ven biển, hải đảo phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng. Kiểm soát các nguồn ô nhiễm từ đất liền thải ra biển, phòng ngừa ô nhiễm từ các hoạt động trên biển và ô nhiễm xuyên biên giới trong phạm vi vịnh Bắc Bộ. Tích cực phòng, chống thiên tai biển ứng phó với tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và nước biển.
Ba là, tập trung chỉ đạo để hình thành một hệ thống các sản phẩm chủ lực có tầm chiến lược, có sức cạnh tranh cao trong các ngành và lĩnh vực có lợi thể so sánh, đồng thời phát triển kinh tế đối ngoại, tạo bước ngoặt về hội nhập kinh tế.Kinh doanh dịch vụ cảng, vận tải biển; thương mại (quá cảnh, chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất, ủy thác, kho bãi); du lịch biển và nghỉ dưỡng cao cấp; cơ khí đóng tàu, sản phẩm cơ khí chế tạo (thiết bị bốc dỡ, thiết bị phục vụ cảng và đóng tàu,...), động cơ, thép cao cấp, sản phẩm tự động hoá, vật liệu mới và cao cấp, phần mềm, thiết bị tin học, thuỷ sản chế biến cao cấp. Tăng cường nghiên cứu khoa học và áp dụng công nghệ tiên tiến để khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế và hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường biển.
Đối với Hải Phòng chủ yếu là các hoạt động xuất nhập khẩu, dịch vụ thu ngoại tệ, hợp tác đầu tư quốc tế nhằm thu hút có hiệu quả nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài. Thu hút mạnh mẽ hơn các nguồn đầu tư FDI, đặc biệt là từ các tập đoàn kinh tế quốc tế lớn. Cần ưu tiên cho các nhà đầu tư lớn, công ty xuyên quốc gia tham gia đầu tư vào các ngành, lĩnh vực tạo cú hích tăng trưởng cho thành phố, như: Phát triển các khu du lịch Đồ Sơn và Cát Bà; đội tàu đánh bắt xa bờ và chế biến thủy sản cao cấp; đội tàu vận tải viễn dương và phát triển các dịch vụ hàng hải; công nghiệp đóng tàu và cơ khí nặng); bệnh viện quốc tế, chất lượng cao, khám chữa bệnh cho thủy thủ, khách du lịch và bệnh nhân có khả năng chi trả cao; trường đại học quốc tế có tầm cỡ khu vực vào sau 2010; thương mại, tài chính, ngân hàng.
Bốn là, phát triển đô thị trung tâm, hệ thống đô thị ngoại vi và các điểm dân cư nông thôn tạo ra một bức tranh mới của thành phố Hải Phòng.(i) Mở rộng không gian nội thành và hình thành các khu đô thị mới. Từ hạt nhân nội thành vươn ra khoảng 15-20 km để phát triển các khu đô thị theo các hướng chính (Đồ Sơn, đường 5, Kiến An, Thuỷ Nguyên) gắn với hình thành các cụm công nghiệp, khu đô thị Bắc Sông Cấm đối diện với cảng chính Hải Phòng; (ii) Phát triển mạnh các độ thị vệ tinh (trong bán kính 20-30km); phát triển các thị trấn, thị tứ và các điểm dân cư nông thôn trên cơ sở bố trí lại cơ cấu kinh tế theo hướng hiệu quả, thu hút nhiều lao động nông nghiệp vào phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và các hoạt động dịch vụ; (iii) Cải tạo chỉnh trang đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị.
Năm là, thay đổi chính sách đầu tư kết cấu hạ tầng theo hướng lấy vùng ven biển làm trục phát triển, lấy hành lang vận tải ven biển là làm hướng chính, giảm vận tải trên bộ. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, mang đặc trưng của thành phố cảng biển, đạt tiêu chuẩn của một thành phố hiện đại.   Tiếp tục tập trung đầu tư vào việc nâng cấp cả quy mô và chất lượng của hệ thống cảng; xây dựng mới cảng cửa ngõ Lạch Huyện; nâng cấp hệ thống giao thông đối ngoại cả đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển; nâng cấp sân bay Cát Bi thành cảng hàng không quốc tế thứ hai của Miền Bắc; hiện đại hoá hệ thống thông tin liên lạc; hoàn chỉnh mạng cấp điện, cấp thoát nước, xử lý môi trường đáp ứng nhu cầu của một trung tâm kinh tế lớn, hiện đại.
Sáu là, xây dựng các cơ chế, chính sách cụ thể để thu hút, đào tạo, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển.Trong đó cần tập trung đầu tư cho đào tạo các ngành kinh tế biển trọng tâm, mũi nhọn. Tăng cường hợp tác quốc tế, mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài trong đào tạo nhân lực biển để tiếp thu được công nghệ đào tạo tiên tiến, trang bị huấn luyện hiện đại. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (cả lực lượng ra quyết định, lực lượng tham mưu, lực lượng thực hiện quyết định), đạt tiêu chuẩn khu vực và tương thích với điều kiện phát triển; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ để tạo thành lực lượng vật chất thực sự cho tăng trưởng.
Bảy là, tăng cường hợp tác quốc tế khai thác tiềm năng, nguồn lợi từ biển trên cơ sở bảo đảm chủ quyền quốc gia và tôn trọng lợi ích các bên có liên quan
Trong hợp tác quốc tế, cần chú trọng thực hiện một số công việc sau đây: điều tra địa chất công trình, địa động lực và địa chất khảo cổ các vùng biển, thềm lục địa; chính sách, luật pháp biển, tăng cường năng lực khoa học - công nghệ biển và quản lý nhà nước về biển và hải đảo; xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu biển, áp dụng các giải pháp thích ứng giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến môi trường và tài nguyên biển; kiểm soát môi trường biển, hải đảo, bao gồm cả ô nhiễm; duy trì và mở rộng việc tham gia các diễn đàn, các tổ chức đối tác và mạng lưới, các nhóm công tác khu vực và quốc tế liên quan đến biển và đại dương...