About Us

CÔNG TY TNHH VẬN TẢI BIỂN PHC được thành lập vào ngày 15 tháng 5 năm 2020 Trụ sở chính của chúng tôi tọa lạc tại địa chỉ số HD.137 đường Hải Đăng, Khu đô thị Vinhome Marina, Phường Vĩnh Niệm, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam Điện thoại...
readmore...

SATELLITE IMAGES

Website Links

Partners - customers

Có một số phán quyết của tòa án Anh liên quan đến sự “phê chuẩn/ chấp thuận” của các hãng kinh doanh dầu lớn trên thế giới. Các hãng kinh doanh dầu lớn điều hành một hệ thống kiểm tra/đánh giá và đưa ra các “phê chuẩn/chấp thuận” để đảm bảo rằng những con tàu họ sử dụng hoặc kinh doanh hoặc dùng để chuyên chở hàng hóa mà họ mua đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.

Chủ tàu và các công ty khai thác tàu dầu kiếm tìm và sưu tập càng nhiều càng tốt sự “phê chuẩn/chấp thuận” từ các hãng dầu lớn, mà thường được người thuê tàu yêu cầu. Để hiểu thêm tầm quan trọng/ ý nghĩa của việc “phê chuẩn/chấp thuận” này trong hợp đồng thuê tàu với mục đích kinh doanh tàu dầu một cách hiệu quả, quan điểm của quan tòa liên quan đến ý nghĩa của từ này trong hợp đồng thuê tàu là đáng để lưu ý.

Khái quát sự việc:

Tranh cãi phát sinh từ chuyến hàng chuyên chở Vacuum Gas Oil (VGO). Người thuê tàu chính là người kinh doanh trong lĩnh vực sản phẩm xăng dầu và đã thuê con tàu để vận chuyển hàng VGO từ biển Đen về Vịnh Mỹ với quyền được xếp thêm hàng, dỡ hàng hoặc xếp lại tại cảng Antwerp.

Tại cảng Antwerp, Shell va Conoco đã lên kiểm tra tình trạng tàu. Shell đã đồng ý mua hàng với điều kiện tàu đáp ứng / thỏa mãn theo yêu cầu kiểm tra, theo như nguồn tin từ người thuê tàu. Tuy nhiên, sau khi tiến hành kiểm tra thì đã phát hiện ra van thông biển đáy cần được sửa chữa trước khi tàu rời cảng. Với lý do không có đà tại Antwerp nên đăng kiểm viên đồng ý phát hành một giấy chứng nhận tạm thời cho phép khiếm khuyết sẽ được sửa chữa tại cảng tới. Tuy nhiên, người thuê tàu xác nhận lại là Shell từ chối tàu và không mua hàng nữa. Chevron cũng từ chối không mua lô hàng này.

Chủ tàu yêu cầu người thuê tàu thanh toán tiền phạt ngày tàu cùng với cảng phí phát sinh thêm trong quá trình thực hiện chuyến đi. Người thuê tàu đáp trả rằng, do tiếng xấu của tàu trên thị trường từ sau sự việc xảy ra tại cảng Antwerp, họ đã không thể bán được hàng như giá dự định ban đầu.

Người thuê tàu khiếu nại/ yêu cầu bồi thường về chênh lệch giá hàng bán giữa giá thỏa thuận ban đầu với Shell và giá bán thật. Khiếu nại trở lại chủ tàu có thành công hay không phụ thuộc phần nào vào tàu đã có những “phê chuẩn/ chấp thuận” cần thiết từ các hãng dầu lớn theo như quy định hợp đồng, nếu như vậy, liệu chủ tàu có vi phạm hợp đồng hay không.

Tòa án thương mại

Hợp đồng qui định “Theo như chủ tàu được biết (không có tính chất cam đoan), không cam đoan/ đảm bảo, tàu được phê chuẩn/ chấp thuận bởi BP/LISTACO/ STATOIL – EXXON thông qua SIRE (báo cáo kiểm tra tàu)”. Điều khoản 18 của thuật ngữ thuê tàu chuẩn Vitol là một phần của hợp đồng chỉ ra: “Chủ tàu cam kết/ đảm bảo rằng con tàu được phê chuẩn/ chấp thuận bởi những công ty như sau và sẽ có hiệu lực trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng …”. Trong hợp đồng, phía dưới của điều khoản 18, dòng chữ sau được thêm vào:  “Theo như chủ tàu được biết (không có tính chất cam đoan), không cam đoan/ đảm bảo, tàu được chấp thuận bởi BP/LISTACO/STATOIL – EXXON thông qua SIRE (báo cáo kiểm tra tàu)”.

Chủ tàu tranh luận/ thuyết phục rằng những từ trong hợp đồng đã được viết đè lên và thay thế điều khoản 18 của thuật ngữ thuê tàu chuẩn Vitol, vì vậy  ‘WOG’ “không cam kết/ đảm bảo” được áp dụng/ có hiệu lực, điều này đơn giản chỉ ra rằng  đây không phải là cam kết hợp đồng và các “phê chuẩn/ chấp thuận” được liệt kê ở phần trên của hợp đồng.

Tuy nhiên, quan tòa lại đồng ý với cách hiểu của người thuê tàu là các bên tham gia hợp đồng thêm điều khoản về “phê chuẩn/ chấp thuận” của các hãng dầu lớn, không phải là thay thế, cho thuật ngữ thuê tàu chuẩn Vitol. Thực tế quan điểm của quan tòa cho rằng việc duy trì cam kết theo những gì chủ tàu được biết (kiến thức tốt nhất của chủ tàu) có thể không khả thi trong giao dịch thương mại, theo tranh luận của chủ tàu, là không có hiệu lực. Không phải là bất bình thường khi các bên tham gia hợp đồng thương mại phải trả giá cho cho những thương lượng kém của mình.

Ông ta bổ sung: không có dẫn chiếu nào chứng minh rằng điều khoản 18 được xóa đi trong hợp đồng vì có rất nhiều các điều khoản trong thuật ngữ thuê tàu chuẩn Vitol và kết luận rằng hai bên tham gia ký kết hợp đồng không có ý định xóa bỏ/ gạch đi điều khoản này. Cho nên, ông ta phán quyết: chủ tàu cam đoan/ đảm bảo tàu được phê chuẩn/ chấp thuận bởi các hãng dầu lớn được nêu tên trong hợp đồng, và có hiệu lực trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng.

Có phải tàu đã được chấp thuận/ thông qua? Điều này phụ thuộc vào ý nghĩa của từ “phê chuẩn/chấp thuận”. Người thuê tàu cho rằng nghĩa của từ “phê chuẩn/ chấp thuận ý” là rõ ràng và bình thường như cách nó thể hiện ra, cách hiểu chính xác trong hoàn cảnh này chủ tàu đã cam kết/ đảm bảo rằng con tàu được phê chuẩn/chấp thuận, và có hiệu lực trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng. Trong hoàn cảnh này, với những hạn chế và điều kiện của con tàu như vây, điều này có nghĩa là chủ tàu đã không đạt được sự “phê chuẩn/ chấp thuận” nào cả cho con tàu mà họ khai thác.

Nếu người thuê tàu thắng kiện, có nghĩa là từ này trong thực tế không có nghĩa là “phê chuẩn/chấp thuận” trong hoàn cảnh đáp ứng yêu cầu của hợp đồng thông thường.

Tuy nhiên, tòa đã xem xét rằng tranh luận của người thuê tàu dễ dàng thất bại bởi những bằng chứng thuyết phục. Các chuyên gia của cả hai phía đều đồng thuận từ “phê chuẩn/chấp thuận” được sử dụng trong thị trường tại thời điểm đó (2007) có nghĩa là được các hãng dầu lớn “chấp nhận”, người mà có thể hoặc không quyết định chấp nhân tàu khi có nhu cầu sử dụng tàu.

Trên thực tế các hãng dầu lớn không bao giờ đưa ra trước sự phê chuẩn/chấp thuận. Sự chấp thuận tức thời chí áp dụng cho nhưng chuyến hàng riêng biệt, chứ không phải cho một khoảng thời gian. Vì vậy các chuyên gia trong ngành công nghiệp đã công nhận tàu rằng chủ tàu dựa trên cơ sở này để đưa từ “phê chuẩn/chấp thuận” vào trong hợp đồng, mặc dù trong thực tế họ biết rằng đây chưa phải sự “phê chuẩn/ chấp thuận” một cách chính thức.

Xét trong bối cảnh hiện tại của hợp đồng thuê tàu này, quan tòa đã kết luận rằng từ “chấp thuận/ đồng ý” có hiệu lực trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng theo cam kết của chủ tàu thuộc điều khoản 18. Nói một cách khác, tại thời điểm chào tàu cho người mua hàng, theo như chủ tàu được biết tàu không được ở trong tình trạng để mất đi “phê chuẩn/ chấp thuận” như đã cam kết đối với người mua hàng tiềm năng. Sẽ là phá vỡ cam kết, ví dụ, trong trường hợp xảy ra một vài sự cố, theo như chủ tàu được biết, nếu để người đưa ra “phê chuẩn/ chấp thuận” biết được, họ sẽ rút lại hoặc hủ1y “phê chuẩn/ chấp thuận” đối với con tàu đó.

Xét đến sự hạn chế của cụm từ “tbook” (theo như chủ tàu được biết), quan tòa cho rằng thuật ngữ “theo như chủ tàu được biết” không thể buộc chủ tàu phải có trách nhiệm đối với những gì vượt quá kiến thức/ khả năng hiểu biết của họ và cũng không bắt buộc chủ tàu phải thực hiện các yêu cầu thêm ngoài những yêu cầu thông thường trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Tuy nhiên, thực tế trong trường hợp này, ông phát quyết rằng chủ tàu đã phá vỡ cam kết rằng theo như sự hiểu biết và niềm tin của họ, con tàu được “phê chuẩn/ chấp thuận” bởi một số các hãng dầu lớn và có hiệu lực trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng.

Theo quan điểm của ông, dường như không thể tin được làm sao chủ tàu có thể cho rằng con tàu của họ vẫn còn sự “phê chuẩn/chấp thuận” khi sự cố xảy ra tại cảng Antwerp.

Người dịch: Nguyễn Thị Hồng Liên/ Phòng Vận Tải Dầu Khí